Những bà mẹ trẻ con
Dù khát khao được tiếp tục đến trường, nhưng gánh nặng làm mẹ buộc nhiều nữ sinh phải gác lại ước mơ. (Ảnh minh họa, không phải nhân vật trong bài)
Bà Máy cũng cho biết, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân chính của tình trạng này. Tuy nhiên, theo bà, phần lớn là do các em thiếu hiểu biết về cách bảo vệ bản thân và phòng tránh thai. Chính quyền huyện đã tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên. Dẫu vậy, công tác này vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, khiến tình trạng tảo hôn và sinh con sớm tiếp tục diễn ra.
![]() |
Chia sẻ về thực tế tuyên truyền, vận động tại địa phương, bà Giàng Thị Ái, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kim Nọi, cho biết: “Tùy từng năm, số lượng trẻ em tảo hôn và sinh con sớm sẽ tăng giảm khác nhau, có năm 5 - 6 cặp, có năm 2 - 3 cặp. Hội Phụ nữ thường tổ chức tuyên truyền vào các thời điểm cao điểm, trước và sau Tết, đồng thời phối hợp với các ban ngành để vận động trực tiếp tại gia đình. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng lắng nghe. Dù vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng từ tháng 11 năm 2024 đến nay, địa phương chưa ghi nhận thêm trường hợp tảo hôn mới”.
![]() |
Khi mọi chuyện đã rồi, chỉ có những bậc làm cha mẹ mới thực sự là điểm tựa vững chắc, sẵn sàng dang tay đón nhận đứa cháu nhỏ của mình. |
Không phó mặc cho chính quyền, nhiều trường học trên địa bàn huyện cũng đang nỗ lực bảo vệ quyền lợi và tương lai của trẻ em vùng cao. Cô Hoàng Thị Bảy, chia sẻ: “Thực hiện Dự án bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em do huyện đề ra, từ năm 2024, mỗi năm trường sẽ tổ chức 4 chương trình ngoại khóa để trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới, xâm hại tình dục trẻ em và các vấn đề sức khỏe sinh sản và kết hôn trẻ em. Ngoài ra, mỗi tháng trường sẽ tổ chức sinh hoạt bán trú để hướng dẫn thêm cho các em”.
