Trẻ em nên tránh đồ uống có caffeine

Admin

'Tốt nhất nên tránh các đồ uống có hàm lượng caffeine cao khi não bộ đang trong giai đoạn phát triển nhanh', trang Food&Wine trích dẫn.

Thanh thiếu niên không nên tiêu thụ caffeine - Ảnh 1.

Trẻ em nên tránh các loại nước có chứa caffeine - Ảnh: HealthXchange.sg

Thanh thiếu niên có rất nhiều lựa chọn khi ăn hoặc uống các sản phẩm chứa Thanh thiếu niên không nên tiêu thụ caffeine - Ảnh 2.Cà phê hòa tan có khác gì về lợi ích so với cà phê pha phin?ĐỌC NGAY

Caffeine là một chất kích thích có trong hơn 60 loại thực vật, bao gồm hạt cà phê, lá trà và hạt kola, theo Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, còn có caffeine tổng hợp được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống, gồm cả nước tăng lực.

Jamie Alan, tiến sĩ, phó giáo sư dược lý và độc chất học tại Đại học Bang Michigan, cho biết: "Caffeine có tính gây nghiện. Quá nhiều caffeine có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, huyết áp cao và lo lắng. Việc cai caffeine cũng không dễ dàng vì có thể gây đau đầu".

Một mối lo ngại lớn về caffeine đối với trẻ em là nhiều loại đồ uống được tiếp thị đến thanh thiếu niên có chứa lượng caffeine rất cao. "Hãy nghĩ đến con số 200 - 300 miligam", Alan nói. "Lượng đó đã cao ngay cả đối với người lớn".

Theo Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra các triệu chứng bồn chồn và run rẩy, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, mất nước, lo lắng và phụ thuộc caffeine.

"Những thói quen hình thành trong tuổi thiếu niên cũng đặt nền móng cho sức khỏe suốt đời. Tốt hơn hết là nên tránh những đồ uống có hàm lượng caffeine cao trong khi não bộ vẫn đang phát triển nhanh chóng và hình thành thói quen lâu dài", Ansley Schulte, giám đốc y khoa nhi khoa tại KidsPeace, nhấn mạnh.

Những nguồn chứa caffeine phổ biến nhất đối với trẻ em

Trẻ em có thể dễ dàng tiếp xúc với caffeine từ các nguồn như cà phê hoặc trà đã khử caffeine (2-15mg), trà đóng chai (20-80mg), nước ngọt có gas (35-55mg), trà đen hoặc trà xanh (55mg), cà phê (80-200mg), nước tăng lực dạng viên (200-250mg), nước tăng lực (150-300mg).

Ngoài ra, caffeine còn có thể xuất hiện một cách "lén lút" trong một số thực phẩm và đồ uống như đồ uống có nhãn "nạp năng lượng", các thanh sô cô la, một số loại thanh protein, sô cô la chip, kem, kẹo cao su và đồ ăn nhẹ "tăng năng lượng".

Phụ huynh không nên quá lo lắng nếu trẻ thỉnh thoảng tiêu thụ caffeine

Theo hướng dẫn mới nhất, trẻ em nên hoàn toàn tránh caffeine. Điều này cũng trùng khớp với khuyến nghị từ Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trong đó nêu rõ: "Tránh caffeine là lựa chọn tốt nhất cho tất cả trẻ em".

Gina Posner, bác sĩ nhi khoa tại MemorialCare Medical Group ở Fountain Valley (bang California), cảnh báo: "Đã có trường hợp thanh thiếu niên tử vong vì nước tăng lực. Ngay cả người lớn cũng không nên uống những thứ đó".

Dù vậy, Posner cũng nói thêm: "Nếu một thanh thiếu niên thỉnh thoảng tiêu thụ caffeine, đó không phải là điều tồi tệ nhất. Bạn chỉ cần đảm bảo giảm thiểu". Jamie Alan cho biết phụ huynh không cần quá lo lắng nếu con mình thỉnh thoảng uống một chút caffeine.

Tóm lại, dù một lượng nhỏ caffeine có thể không gây vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc tiêu thụ thường xuyên và ở mức cao có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của thanh thiếu niên. Tốt nhất là nên tránh xa caffeine trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

Thanh thiếu niên không nên tiêu thụ caffeine - Ảnh 2.Nếu 'quá nghiện' cà phê, bạn hãy thử những thay đổi nhỏ để giảm lượng caffeine

Nhiều người cho rằng caffeine giúp cung cấp năng lượng để họ vượt qua cả ngày bận rộn, dù vào buổi sáng sớm hay khi cơn buồn ngủ ập đến vào lúc 3h chiều.