Trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm sút liên tiếp, Việt Nam rớt hạng thảm

Admin

TPO - Năm 2024 là năm thứ tư liên tiếp trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm. Xu hướng thành thạo tiếng Anh của người Việt giảm 5 bậc, tụt xuống trong nhóm có mức độ thông thạo thấp.

Đó là kết quả từ công bố chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI) của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11.

Đây là khảo sát lớn nhất thế giới về kỹ năng tiếng Anh theo quốc gia và khu vực với quy mô hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đánh giá và xếp hạng uy tín trên thế giới, công bố hàng năm từ 2011 đến nay.

Chỉ số EPI năm 2024, được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ nói tiếng Anh, từ 18 tuổi trở lên, tại 116 quốc gia và khu vực, đã chỉ ra rằng tình trạng trình độ tiếng Anh trên toàn thế giới đang giảm sút, trong đó nam giới vẫn thành thạo hơn phụ nữ và người trẻ ở độ tuổi lao động thì thành thạo hơn cả sinh viên và người lớn trên 40 tuổi.

Liên tiếp giảm sút

Trong báo cáo EPI 2024, trình độ tiếng Anh toàn cầu đang giảm sút. Năm nay là năm thứ tư liên tiếp trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm, với 60% các quốc gia trong bảng xếp hạng có điểm số thấp hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, một điểm sáng là nhóm tuổi trẻ từ 18-20 đã chững lại đà suy giảm kéo dài (tăng 5 điểm so với 2023 sau khi đã giảm 89 điểm từ năm 2015). Dù vậy, vẫn còn quá sớm để dự đoán liệu xu hướng hồi phục có thể tiếp diễn.

Báo cáo cũng chỉ ra, trong khi trình độ tiếng Anh của phụ nữ giữ ổn định, thì của nam giới lại giảm, giúp thu hẹp khoảng cách giới tính. Tuy nhiên, vẫn có 40 quốc gia mà nam giới vượt trội hơn phụ nữ đáng kể (hơn 20 điểm), tương tự năm 2023.

Đáng chú ý,

FSEL: Trung tâm tiếng Anh bỏ túi và giấc mơ đưa hàng triệu 'phi hành gia' lên vũ trụ đa ngôn ngữ
Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
‘Chạy đua’ học thêm tiếng Anh, đến trẻ tiểu học cũng luyện thi IELTS
Hà Nội đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Nỗ lực chuẩn hóa giáo viên
Hà Nội đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Nỗ lực chuẩn hóa giáo viên