Trong bữa cơm tối tại nhà cựu chủ tịch Quốc hội, Thuận An được giới thiệu làm dự án ngàn tỉ

Admin

Cuối năm 2021, trong một buổi ăn cơm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (cũ) tại nhà nguyên chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Thái Hà giới thiệu chủ tịch Tập đoàn Thuận An với bí thư tỉnh nhờ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia dự án.

Phạm Thái Hà - Ảnh 1.

Ông Phạm Thái Hà (cựu trợ lý của cựu chủ tịch Quốc hội) và chủ tịch Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng - Ảnh: BỘ CA

Theo cáo trạng vừa được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, lời giới thiệu của ông Phạm Thái Hà (cựu

Ông Lê Ô Pích bị cáo buộc nhận 4 tỉ đồng từ Tập đoàn Thuận An - Ảnh: BacGiang.gov

Ông Phạm Thái Hà, khi đó đang là trợ lý của Chủ tịch Quốc hội thời điểm năm 2021 đã có mối quan hệ thân thiết với Nguyễn Duy Hưng. Biết thông tin tỉnh Bắc Giang đang triển khai dự án cầu Đồng Việt, chủ tịch Tập đoàn Thuận An đã đề nghị ông Hà giới thiệu tham gia gói thầu.

Đồng ý với đề nghị trên, ông Hà đã tác động đến ông Dương Văn Thái (khi đó là bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang) cho Tập đoàn Thuận An được tham gia thi công dự án cầu Đồng Việt.

Khoảng cuối tháng 12-2021, trong bữa cơm tối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tại nhà Chủ tịch Quốc hội thời điểm đó, Phạm Thái Hà giới thiệu Nguyễn Duy Hưng với bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và nói Tập đoàn Thuận An là "đơn vị có năng lực, nhờ các anh quan tâm, xem xét cho tập đoàn này tham gia dự án cầu Đồng Việt". Ông Thái nói "sẽ quan tâm", cáo trạng nêu.

Sau đó Hưng đã nhiều lần gặp gỡ ông Dương Văn Thái để xin chủ trương cho Tập đoàn Thuận An được tham gia thi công dự án và được bí thư tỉnh đồng ý.

Sau khi được sự giới thiệu và nhờ vả từ cựu trợ lý của cựu chủ tịch Quốc hội, ông Thái đã tác động Nguyễn Văn Thạo (giám đốc Ban quản lý dự án) tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An được tham gia đấu thầu thi công dự án cầu Đồng Việt.

Ông Lê Ô Pích bị xác định biết rõ bí thư tỉnh tác động nên đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An trúng thầu.

Sau đó Hưng chỉ đạo cấp dưới thông đồng, móc ngoặc với Ban quản lý dự án Bắc Giang và đơn vị tư vấn để tiếp nhận, điều chỉnh dự thảo hồ sơ thiết kế, lập khống nội dung hồ sơ năng lực để được trúng thầu.

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An đã yêu cầu thu tiền phí "cơ chế" ngoài hợp đồng của các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, đồng thời chỉ đạo thu tiền chênh lệch vật tư, vật liệu đầu vào để hưởng lợi bất chính tổng số tiền 92 tỉ đồng.

Tách hồ sơ liên quan cựu bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang tiếp tục điều tra

Quá trình đấu thầu, Hưng còn thỏa thuận, thống nhất với Nguyễn Văn Thạo về việc chi tiền "cơ chế", từ đó chỉ đạo cấp dưới đưa cho Nguyễn Văn Thạo 11 tỉ đồng, đưa cho Đàm Văn Cường (phó giám đốc Ban quản lý dự án) 3,75 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, Hưng trực tiếp đưa cho ông Lê Ô Pích 1 tỉ đồng để cảm ơn và đề nghị phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện trong quá trình thi công, nghiệm thu thanh toán. Ngoài ra, quá trình thi công, ông Pích nhận thêm 4 lần, tổng 3 tỉ đồng từ Nguyễn Văn Thạo.

Đây là tiền "cơ chế 3%" mà Thuận An chi sau mỗi lần chủ đầu tư tạm ứng, nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu, cáo trạng nêu.

Theo cáo trạng, ông Phạm Thái Hà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình tác động đến cựu bí thư tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, từ đó Thái đã tác động cấp dưới tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An được đấu thầu, thi công dự án cầu Đồng Việt.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhóm lãnh đạo, cán bộ thuộc Ban quản lý dự án Bắc Giang cùng đơn vị tư vấn thiết kế và Tập đoàn Thuận An thông đồng, móc ngoặc giúp doanh nghiệp này trúng thầu trái quy định.

Sau khi Tập đoàn Thuận An trúng thầu, Hưng đến nhà Phạm Thái Hà đưa số tiền 500 triệu đồng để cám ơn. Ngoài ra vào các dịp lễ, Tết, Hưng nhiều lần đưa biếu Hà tổng số tiền 250 triệu đồng.

Viện kiểm sát cáo buộc tổng số tiền ông Hà nhận từ chủ tịch Tập đoàn Thuận An là 750 triệu đồng.

Đối với ông Dương Văn Thái, cựu bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, bị khởi tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hồi tháng 4-2024.

Tại kết luận điều tra lần đầu được cơ quan điều tra ban hành hồi tháng 5-2025, xác định Hưng trực tiếp đưa cho ông Dương Văn Thái 900 triệu đồng. Cựu bí thư tỉnh đã tự nguyện nộp tổng số 8 tỉ đồng, bao gồm 900 triệu đồng nhận từ Nguyễn Duy Hưng và 7,1 tỉ đồng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả, thiệt hại chung của vụ án.

Sau đó Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ liên quan đến ông Dương Văn Thái để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo cáo trạng, sai phạm của ông Phạm Thái Hà, ông Lê Ô Pích giúp Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án trên gây thiệt hại tài sản nhà nước 96,8 tỉ đồng.

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An gây thiệt hại 120 tỉ

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An còn bị cáo buộc sai phạm về đấu thầu liên quan dự án tại Tuyên Quang, Quảng Ninh và tại Bộ Giao thông vận tải.

Ông Hưng chỉ đạo nhân viên thông đồng, móc ngoặc với ban quản lý dự án các tỉnh, thỏa thuận chi tiền "cơ chế" cho một số lãnh đạo địa phương để tạo điều kiện giúp Tập đoàn Thuận An và liên danh các nhà thầu trúng thầu, hưởng lợi bất hợp pháp.

Hành vi của Nguyễn Duy Hưng và các đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 120 tỉ đồng.

"Hành vi của Nguyễn Duy Hưng còn dẫn đến nhiều cán bộ ở các địa phương nơi có dự án, gói thầu thi công mắc phải sai phạm bị xử lý hình sự và kỷ luật, làm giảm niềm tin của nhân dân, gây bức xúc dư luận", cáo trạng nêu.

Trong bữa cơm tối tại nhà cựu chủ tịch Quốc hội, Thuận An được giới thiệu làm dự án ngàn tỉ - Ảnh 3.Từ giới thiệu của ông Phạm Thái Hà, Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu cầu Vĩnh Tuy 2 gần 290 tỉ

Ông Phạm Thái Hà, khi còn là trợ lý của bí thư Thành ủy Hà Nội thời điểm năm 2020, đã giới thiệu Tập đoàn Thuận An để được tham gia thi công dự án cầu Vĩnh Tuy 2.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề