TP - Không phải lẽo đẽo theo cha mẹ lên nương rẫy những ngày hè, các em nhỏ ở vùng cao xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) được bố mẹ đưa đến lớp học hè miễn phí. Đứng lớp là những thầy cô giáo trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tình nguyện dạy chữ cho các em.
Mục lục
Vượt 4 giờ đường núi gõ cửa xin cho con học
Sáng sớm, ba mẹ con chị Nguyễn Thị Tươi (ở nóc Long Mu, thôn 2, xã Trà Nam) lỉnh kỉnh đồ đạc, sách vở, nước uống, đồ ăn “hành quân” đến trường. Từ nhà đến trường mất 4 tiếng
Cô giáo trẻ Hồ Thị Loan Thảo dạy tiếng Anh cho học trò. Ảnh: PV
Chị Nguyễn Thị Hồng (ở nóc Măng Liệt, xã Trà Nam) dắt con trai Nguyễn Quốc Kỳ đến xin tham gia lớp học. Kỳ năm nay lên lớp 4, học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học & Trung học cơ sở Long Túc. Chị Hồng sợ nghỉ hè Kỳ ham chơi quên chữ nên muốn con theo lớp học này. “Sợ nghỉ hè lâu quá quên hết kiến thức nên mình dẫn con đến đây để xin được tham gia lớp học. Dẫn con lên đây rồi mình mới lên rẫy”, chị Hồng nói.
Nối dài giấc mơ con chữ
Lớp học được tổ chức miễn phí nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức bị “hổng” cho học sinh có nhận thức chậm, lực học yếu, kém ở bậc tiểu học. Ba môn học chính phụ đạo là Toán, Văn, Ngoại ngữ, học sinh học từ thứ 2 đến thứ 4 hằng tuần. Đứng lớp là ĐVTN tình nguyện và những thầy cô giáo trẻ. Ngoài ra, các phụ huynh thay phiên nhau ở lại để hỗ trợ chuyện ăn, ngủ cho các em.
Thầy Võ Đăng Chín, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & Trung học cơ sở xã Trà Nam cho biết, lớp học được nhà trường phối hợp với Huyện Đoàn Nam Trà My tổ chức nhằm bồi dưỡng kiến thức cho những em học sinh yếu, kém. Nhà trường tổ chức nhận học sinh, có 60 em đăng ký được chia 5 lớp học. Dù đã đi vào hoạt động vẫn có nhiều học sinh đến xin tham gia.
“Chúng tôi thấy mừng vì nhiều phụ huynh đã biết lo cho con chuyện học hành, nhất là những phụ huynh trẻ tuổi đã rất đề cao việc học hành của các em. Không còn cảnh phải đến từng nhà đi vận động học trò nữa. Các em ở xa nhất cũng được ba mẹ dẫn đến trường năn nỉ xin nhập học”, thầy Chín nói.
Đang nghỉ hè, vợ chồng cô giáo Hồ Thị Loan Thảo (dạy môn tiếng Anh) và thầy Nguyễn Đức Min (dạy môn Toán) vẫn dành thời gian chạy xe máy gần 40km đường đồi núi đi về để đứng lớp dạy miễn phí. Đứa con nhỏ 3 tuổi của hai vợ chồng gửi ông bà ngoại trông nom. Sinh ra ở vùng núi, cô Thảo thấm thía cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc của học trò vùng cao.
“Nhìn tụi nhỏ lem luốc nhưng vẫn yêu con chữ, thèm đi học mình thấy rất thương, như mình hồi xưa vậy. Nên dù nghỉ hè, mình vẫn cố gắng thu xếp để cùng các thầy cô và tình nguyện viên dạy thêm cho các em. Mong sao giấc mơ con chữ của các em được nối dài là mình thấy hạnh phúc”, cô Thảo chia sẻ.
Tháng Thanh niên: Khởi công xây nhà cho người nghèo vùng cao
25/02/2023
Chàng trung úy trẻ chụp ảnh cưới ý nghĩa bên các em nhỏ vùng cao
21/12/2022
Tuổi trẻ Thái Bình hỗ trợ đồng bào vùng cao xứ Lạng
TPO - Ngày 9/5, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.
TPO - Sân khấu Lan Anh - cái tên từng gắn liền với cả một thời vàng son của nhạc Việt - khép lại hành trình gần ba thập kỷ. Không chỉ là nơi diễn ra hàng trăm chương trình nghệ thuật, đây còn là không gian từng chắp cánh cho nhiều thế hệ ca sĩ, đưa âm nhạc sống gần gũi và chạm tới công chúng.
TPO - Phim kinh dị "Út Lan: Oán linh giữ của" xoay quanh chuyện dân gian bí ẩn về bùa ngải, hủ tục. Nhà sản xuất tiết lộ phim không tập trung vào các phân cảnh hù dọa mà thiết lập nỗi sợ dựa trên những thứ thân quen.
TPO - Dù trời mưa rất lớn nhưng đơn vị thi công sửa chữa mặt đường Nội Bài - Lào Cai vẫn tổ chức thảm mặt đường. Theo chuyên gia cầu đường, để xảy ra việc phải lu lèn dưới mưa là tối kị. Dù bất kỳ trường hợp nào, mặt đường phải đảm bảo nhiệt độ ít nhất 70 độ C. Tuy nhiên, tại hiện trường, máy vẫn lu dưới trời mưa khi mặt đường đã nguội, có thể sờ tay mà không thấy nóng.
TPO - Nhiều công trình, dự án ở Quảng Trị có nguy cơ cao không hoàn thành kịp tiến độ khi kết thúc hiệp định vay đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.
TPO - Dưới nắng nóng gay gắt đầu mùa, người lao động ở “chảo lửa” Nghệ An mướt mồ hôi mưu sinh. Với họ, nắng nóng không đáng sợ bằng không có việc làm.