Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem đồ ăn cho hổ

Admin

Các loài động vật trong Thảo cầm viên Sài Gòn đều được ăn uống theo chế độ nhất định và đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, an toàn.

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn - Ảnh 1.

Hổ tại Thảo cầm viên Sài Gòn và các loại động vật ăn thịt khác sẽ được cho ăn vào lúc 14h mỗi ngày - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sau sự việc nhiều con hổ và sư tử tại Đồng Nai, Long An chết vì dịch bệnh, đã có nhiều ý kiến về nguồn gốc bệnh liên quan tới thức phẩm đầu vào. Tuổi Trẻ Online đã ghi nhận lại khâu cho hổ ăn của Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn - Ảnh 2.

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 3.
Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 4.

Thức ăn cho hổ thường là thịt trâu và gà. Thịt trâu được sơ chế, cắt miếng, còn thịt gà sẽ lột bỏ phần da, trụng nước sôi trước khi cho ăn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem đồ ăn cho hổ - Ảnh 6.

Thức ăn thường được nhập cách ngày, bảo quản cấp đông, sau đó sơ chế cho động vật ăn. Thực phẩm nhập vào đều được kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 6.
Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 7.
Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 8.

Từ "nhà bếp" thức ăn được đưa tới các chuồng hổ, trước khi vào chuồng các nhân viên đều phải sát trùng, giẫm chân vào khay vôi để đảm bảo an toàn dịch bệnh - Ảnh: LÊ PHAN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem đồ ăn cho hổ - Ảnh 10.

Tùy vào thói quen mà người nuôi hổ dạy chúng từ nhỏ sẽ có cách cho ăn khác nhau. Tại chuồng hổ Bengal, nhân viên sẽ treo thịt lên khoen sắt để hổ nhảy lên vồ xuống - Ảnh: LÊ PHAN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 10.

Đây là chú hổ trong cặp hổ Bình - Dương được sinh ra tại Thảo cầm viên Sài Gòn. Mẹ của chúng là 1 trong 4 con hổ Bengal được tiếp nhận cứu hộ từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương chuyển giao chăm sóc nuôi dưỡng vào ngày 23-2-2022 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem đồ ăn cho hổ - Ảnh 12.

Đối với hổ trắng, thức ăn được cho vào ống treo ở độ cao khoảng 1,5m. Đây là cách cho ăn mà nhân viên đã tập cho chú hổ này từ khi còn nhỏ - Ảnh: LÊ PHAN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 12.
Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 13.
Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 14.

Hổ trắng này tên Ngộ Không, được sinh ra tại Thảo cầm viên Sài Gòn. Hiện nay nó đã được 9 tuổi. Người nuôi đặt tên cho nó là Ngộ Không vì thấy nó nghịch ngợm, thích leo trèo - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn - Ảnh 16.

Hai du khách nước ngoài xem cảnh hổ ăn tại Thảo cầm viên Sài Gòn chiều 4-10 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn - Ảnh 17.

Ông Huỳnh Thế Hùng (45 tuổi, người chăm sóc hổ ở Thảo cầm viên Sài Gòn) và hổ Ngộ Không có sự quấn quýt đặc biệt với nhau. Ông Hùng đã nuôi và chăm sóc chú hổ này được 6 năm. Khi hổ có biểu hiện bị bệnh, sổ mũi, nằm ù lì… ông sẽ biết ngay và báo cho lực lượng thú y đến điều trị - Ảnh: LÊ PHAN

Vào ‘nhà bếp’ Thảo cầm viên Sài Gòn xem cho hổ ăn như thế nào? - Ảnh 17.Thảo cầm viên Sài Gòn nuôi hổ ra sao khi cùng vùng khí hậu Đồng Nai, Long An?

Trước sự việc hàng loạt hổ và sư tử ở Long An, Đồng Nai chết vì dịch, nhiều người lo lắng cho đàn hổ tại Sài Gòn vì nơi đây cũng nằm trong vùng khí hậu, thổ nhưỡng tương tự.