Vì sao người lao động tự do không mặn mà với bảo hiểm xã hội?

Admin

TPO - "Lao động phi chính thức (còn gọi là lao động tự do) phần lớn có thu nhập bấp bênh, công việc không ổn định... là một trong những nguyên nhân khiến họ không mặn mà tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH)"– ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc BHXH TPHCM nhìn nhận.

Ngày 9/6, tại tọa đàm “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức” do báo Kinh tế và Đô thị cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc BHXH TPHCM cho biết, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay rất thấp.

Vì sao người lao động tự do không mặn mà với bảo hiểm xã hội? ảnh 1

Công nhân mất việc ra chợ bươn chải mưu sinh, họ không mặn mà tham gia BHXH

Năm 2022, số người tham gia

Các chuyên gia chia sẻ giải pháp thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH để được chăm lo an sinh xã hội tốt hơn

Ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, lao động khu vực phi chính thức hiện đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.

Hiện nay, nhiều hình thức kinh tế mới ra đời (kinh tế tuần hoàn, kinh tế chuyển đổi, kinh tế chia sẻ, kinh tế số…) kéo theo lực lượng giao hàng công nghệ, bán hàng online xuất hiện nhiều. Làm sao để đưa lực lượng này vào lao động chính thức là vấn đề cần được đặt ra.

Về giải pháp, ông Thắng nói, đầu tiên vẫn là nâng cao nhận thức của người lao động phi chính thức; khuyến khích chủ sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động và để người lao động ý thức được vị thế của mình. Tăng cường giám sát thực hiện việc đóng BHXH tại cơ sở, doanh nghiệp; có chế tài xử lý mạnh hơn về việc trốn đóng BHXH. Giải pháp căn cơ là phải tăng cường đào tạo tay nghề, để người lao động tham gia thị trường lao động bền vững.

Dịp này, Ban tổ chức cũng thông báo cuộc thi: “Những cống hiến thầm lặng” lần 3, nhằm ghi nhận những cá nhân, tập thể đã chăm lo, đãi ngộ và những điều kiện tốt nhất cho lao động nữ, nhất là lao động nữ nhập cư phải đi thuê nhà. Đồng thời nâng cao hiểu biết của các bên liên quan, bao gồm người lao động (nhất là lao động nữ), người sử dụng lao động, cộng đồng về những thách thức trong thực hiện việc làm thỏa đáng ở khu vực chính thức và phi chính thức trong điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn và thách thức.

Quy định bảo hiểm xã hội một lần chờ Quốc hội quyết
Bí thư chi bộ, trưởng thôn phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Cần bổ sung quy định với chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cần bổ sung quy định với chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc