Thất bại của những quán quân ở đây là đáp ứng kỳ vọng từ khán giả. Sau một hành trình dài, họ vượt lên tất cả để chinh phục chiếc cúp danh giá, nắm trong tay mọi lợi thế để đưa tên tuổi thành ngôi sao nhạc Việt. Dù vậy, qua 3 mùa, Dế Choắt, Seachains và
Dế Choắt và Seachains mất hút.
Tranh cãi về những quán quân
Ở Rap Việt mùa một, Dế Choắt là quán quân nhưng độ lan tỏa của các bài thi trong game show kém xa MCK, Tlinh và MCK. Đến mùa 2, Seachains cống hiến những tiết mục bùng nổ là vậy nhưng âm nhạc của Obito, Vsoul mới thu hút khán giả vì có tính nghe lại cao. Đến mùa 3, về hiệu quả nhạc số, tất cả xếp sau Quang Anh Rhyder.
Đó là sự khác biệt giữa âm nhạc trong một cuộc thi và sự đón nhận của khán giả thị trường.
Qua 4 mùa, 4 quán quân của Rap Việt chia thành 2 hướng. Dế Choắt và Double2T là những quán quân gây tranh cãi, thậm chí bị khán giả gán vào những khái niệm nặng nề kiểu như "rapper tình thương". Trong khi đó, Seachains và Robber không gây tranh cãi khi cả 2 đều thể hiện trình độ chuyên môn trội hơn đối thủ.
Với Rap Việt, cơ sở để chọn ra quán quân là thuyết phục về chuyên môn (được HLV/giám khảo chọn) và chiếm tình cảm từ khán giả. Điều này cũng tương ứng việc khi bước lên sân khấu Rap Việt, có 2 cách để gây ấn tượng tốt nhất: Một là tạo ra tiết mục bùng nổ về chuyên môn. Hai là có yếu tố để đánh vào cảm xúc khán giả, kiểu như niềm tự hào dân tộc, tinh thần chịu khó vượt lên nghịch cảnh...
Tính chất của một cuộc thi tạo điều kiện cho các rapper được phát huy hết khả năng về chuyên môn hoặc là những tiết mục nặng yếu tố concept, cảm xúc. Họ làm điều đó trong thời gian ngắn, đặt trọn tâm huyết cho mỗi tiết mục, với sự tập trung theo dõi từ khán giả.
Chiến thắng của bộ tứ quán quân Rap Việt, bằng chuyên môn hay phiếu bầu khán giả cũng đều đáng trân trọng. Rõ ràng những quán quân này tạo ra được giá trị thật sự mà một quán quân phải có. Họ thắng ở một cuộc đua, nhưng đó chỉ là trong khuôn khổ an toàn của game show.
Khi quán quân bước ra thị trường, câu chuyện không còn chỉ là làm nhạc để thuyết phục khán giả bình chọn và được HLV/giám khảo bỏ phiếu chấm điểm.
MCK được dự đoán thành công từ trước khi Rap Việt mùa 1 kết thúc. |
Thành công của Tlinh, MCK và Obito
Thành công của MCK, Tlinh và Obito được dự đoán từ trước khi game show kết thúc. Lý do bởi những rapper kể trên có thể thua xa nhiều đối thủ về chuyên môn môn rap. Song, màu sắc âm nhạc của tất cả có sự pha trộn hài hòa để là những nghệ sĩ tiềm năng khi bước ra cuộc chơi của những sản phẩm "trending".
Hậu Rap Việt, MCK, Tlinh và Obito gặt hái thành công khi "đại chúng hóa" âm nhạc, kết hợp với nhiều ca sĩ hot ở Vpop. Các sản phẩm cá nhân của nhóm rapper này có sự thức thời, linh hoạt pha trộn chất liệu thị trường như melodic rap, thậm chí là tạo ra những sản phẩm hát nhiều hơn rap.
MCK, Tlinh, Obito không thể mang lên Rap Việt những sản phẩm kiểu như Chìm sâu, Nếu lúc đó hay Hà Nội. Nói cách khác, Rap Việt chỉ là bước đệm cho những rapper này, còn cá tính của những nghệ sĩ "trending" trong họ đã được định hình sẵn.
Ngược lại, Dế Choắt và Seachains mang dòng chảy rap thuần khiết trong người. Họ là những "ngọc thô" mà Rap Việt thật sự cần, bước lên sân khấu cống hiến những thứ ra chất rap. Song, khi lao vào thị trường khốc liệt, cũng là chất rap thuần khiết đó, 2 quán quân chỉ duy trì sức hút được 1-2 bài đầu, rồi dần mờ nhạt.
Double2T là trường hợp khác Dế Choắt và Seachains. Quán quân mùa 3 không được đánh giá cao về rap nhưng chiếm cảm tình số đông bằng những tiết mục mới lạ, đưa ca từ, văn hóa vùng cao miền Bắc vào Rap Việt. Sau chương trình, Double2T chạy show liên tục nhiều tháng, nhưng gần đây bắt đầu bị lãng quên.
Những sản phẩm mới của Double2T, kể cả album gần như không có hiệu ứng. Với Rap Việt, Double2T chiếm trọn tình cảm khán giả. Nhưng khi bước ra thị trường, sự "viral" của những sản phẩm vẫn là điều kiện quyết định để Double2T được khán giả ủng hộ.
Thành công của MCK, Tlinh và Obito đến từ loạt yếu tố bổ trợ khác, là chiến lược truyền thông, thậm chí là "drama". Trong khi đó, không hiểu vì điều gì, Seachains mất hút hoàn toàn, không có một chiến lược truyền thông hiệu quả cho sản phẩm. Cách làm của Dế Choắt thì sơ sài, đúng chất "phó mặc cho số phận" như khi còn ở underground.
Robber có nền tảng ổn định trước khi tham gia Rap Việt. Ảnh: Duy Anh. |
Robber có giải lời nguyền quán quân?
Robber khác biệt 3 quán quân trước đó ở chỗ, anh là rapper có chỗ đứng hẳn hoi trước khi tham gia chương trình. Vậy nên thành tựu sự nghiệp của Robber cũng đồ sộ hơn hẳn, với một loạt bản hit triệu view. Trước Rap Việt, Robber hoạt động chủ yếu ở underground nhưng đã có lượng fan khá hùng hậu.
Từ nền tảng Robber có, sẽ khó có chuyện nam rapper dễ dàng mất hút, khi hào quang của một quán quân trôi qua. Robber đến Rap Việt để đưa sự nghiệp leo thêm nấc thang, tiếp cận khán giả đại chúng nhiều hơn. Ngay sau chung kết, Robber tung sản phẩm mới. Thủ lĩnh của Hustlang có hiệu ứng lan tỏa sau Rap Việt mùa 4 nhưng sức hút cho sản phẩm mới không quá ấn tượng.
Âm nhạc của Robber với Trap, Mumble, Melodic rap vẫn nặng tính gai góc, khó tiếp cận khán giả đại chúng. Robber sẽ thành công vượt trội, vươn tầm thành một ngôi sao nhạc Việt khi thay đổi hẳn về cá tính âm nhạc. Còn với cá tính của một "thuyền trưởng", Robber sẽ nổi tiếng theo cách khác, có thể là một "cỗ máy" chạy show về phân khúc bar, club...
Trong dàn thí sinh Rap Việt, Dangrangto và Gill có nhiều tố chất để là những rapper hiện tượng, có khả năng tạo hit và phát triển sự nghiệp toàn diện ở ngành giải trí.