Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai?

Admin

TPO - Nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan vụ sản xuất và tiêu thụ 3.500 tấn giá đỗ bằng hóa chất cấm nguy hiểm ở Nghệ An cho rằng, vụ việc “không thuộc quản lý” của đơn vị mình.

Ngày 21/4, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương

Bên trong một cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm

Giá đỗ ngâm, tưới "nước kẹo" thân đều, mập, không có rễ hoặc rễ ngắn, màu trắng bóng

Theo ông Thanh, năm 2024, UBND phường đã tổ chức kiểm tra 146 cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó xử phạt 6 cơ sở, yêu cầu dừng hoạt động 1 cơ sở sản xuất giá đỗ tại đường Nguyễn Viết Nhung. Phường cũng phối hợp Đội Cảnh sát kinh tế thành phố Vinh xử phạt 1 cơ sở giá đỗ tại khối Yên Giang vi phạm về vệ sinh trong cơ sở sản xuất. .

Quý 1 năm 2025, phường đã

4 đối tượng bị bắt giữ

Trước đó, sau thời gian theo dõi, xác minh, thu thập chứng cứ, ngày 11/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An phối hợp nhiều đơn vị liên quan đồng loạt kiểm tra 4 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Vinh.

Cơ quan chức năng thu giữ gần 2.000 thùng chứa khoảng 25 tấn giá đỗ; 25 lít dung dịch hóa chất “nước kẹo” (6-Benzylaminopurine) nguyên chất và 150 lít dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ, cùng một số tang vật liên quan khác.

Bốn chủ cơ sở sản xuất giá đỗ đã bị khởi tố, tạm giam để phục vụ công tác điều tra gồm: Lưu Mạnh Hưởng (SN 1993), Lưu Văn Trung (SN 1997, cùng trú tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định); Trần Khắc Duy (SN 1990) và Nguyễn Văn Hướng (SN 1998, cùng trú tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh).

Vụ 3.500 tấn giá đỗ "ngậm" chất cấm tuồn ra thị trường: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 5

Cơ quan chức năng lấy lời khai của đối tượng Lưu Mạnh Hưởng

Các chủ cơ sở sản xuất giá đỗ khai nhận mua “nước kẹo” trên mạng xã hội, sau đó pha chế, tưới vào các thùng ủ giá đỗ nhằm tăng lợi nhuận. Việc ngâm, tưới “nước kẹo” làm cây giá đỗ mập, trắng, không có rễ, không bị thối hỏng và mọng nước hơn, nhờ vậy tăng khối lượng thành phẩm 20 - 25% so với không sử dụng.

Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất 3 - 5 tấn giá đỗ/ngày, cung cấp cho các tiểu thương tại chợ đầu mối thành phố Vinh với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg. Số giá đỗ này sau đó được chuyển đến các chợ dân sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh để tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở này đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại.

Triệt xóa đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Triệt xóa đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Hé lộ thị trường tiêu thụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm 'nước kẹo'
Bản tin Hình sự: Bắt đối tượng trồng giá đỗ bằng chất cấm, bán 500 kg mỗi ngày ra chợ
Bản tin Hình sự: Bắt đối tượng trồng giá đỗ bằng chất cấm, bán 500 kg mỗi ngày ra chợ