Qua vụ so sánh nhà công tử Bạc Liêu với sở thú, nên xem di sản như một phần của lịch sử cần trân trọng hay là điểm đến thương mại phải chiều theo ý du khách?
Mục lục
Khách tham quan chụp ảnh lưu niệm với chiếc xe mà công tử Bạc Liêu từng sử dụng - Ảnh: CHÍ QUỐC
Mới đây, một du khách đã gây tranh cãi khi so sánh Bạn đọc người nước ngoài lên tiếng về biệt thự cổ ở Đồng Nai trước nguy cơ bị xóa sổBiệt thự cổ của đốc phủ Võ Hà Thanh và giá trị con đường ven sông Đồng Nai
Tại Hàn Quốc, khi du khách đến tham quan cung điện Gyeongbokgung được thuê trang phục truyền thống hanbok, tham gia nghi lễ đổi gác tái hiện lại khung cảnh triều đình xưa.
Điều này giúp du khách trải nghiệm hòa mình vào lịch sử.
Tại Pháp, lâu đài Versailles bảo tồn kiến trúc cổ kính, còn mang đến trải nghiệm độc đáo qua các buổi trình diễn ánh sáng kết hợp âm nhạc cổ điển.
Nhờ đó, du khách chiêm ngưỡng di tích, xem câu chuyện, còn cảm nhận được bầu không khí hoàng gia đầy cảm xúc.
Tại Việt Nam, các di sản như Hoàng thành Thăng Long hay cố đô Huế đang từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại để kể lại câu chuyện lịch sử sinh động hơn.
Du khách đến Hoàng thành Thăng Long có thể trải nghiệm công nghệ thực tế ảo để xem hình ảnh cung điện nguy nga thời xưa, hay tham gia tour đêm "giải mã Hoàng thành" với hiệu ứng ánh sáng và âm thanh, giúp chuyến tham quan trở thành trải nghiệm đầy sống động.
Dù nhiều sáng kiến đã tạo dấu ấn, nhưng di sản vẫn chưa thực sự gắn kết với công chúng.
Nếu chỉ dừng lại ở những bản thuyết minh khô khan hay các chiến dịch quảng bá mang tính thời vụ, thì khó có thể khiến di sản thực sự sống trong lòng người thưởng lãm.
Từ những thực tế trên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để di sản thực sự sống trong lòng công chúng, thay vì chỉ là điểm tham quan nhạt nhòa?
Một di sản dù đẹp đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu nó không tạo ra sự kết nối với người thưởng lãm. Vấn đề là làm sao để mỗi người có thể cảm nhận, hiểu và gắn kết với di sản.
Bảo tồn di sản không chỉ có trách nhiệm của nhà quản lý, mà còn của mỗi người dân, những người đang thừa hưởng và tiếp nối giá trị ấy.
Ở những quốc gia làm tốt công tác bảo tồn, công nghệ đóng vai trò quan trọng. Nhật Bản đã số hóa thành cổ Edo để du khách có thể "đi ngược thời gian", giúp di sản trở thành một phần sống động của hiện tại.
Hay tổ chức các sự kiện hóa trang, trình diễn nghệ thuật ngay tại di tích, như cách Hàn Quốc làm với cung điện Gyeongbokgung.
Đưa hình ảnh di sản vào âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật sắp đặt, như cách nhiều nước châu Âu biến lâu đài, nhà thờ cổ thành không gian triển lãm và sân khấu trình diễn.
Tại Việt Nam, một số bước đi đã được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.
Nếu di sản không thể tự "lên tiếng", chính chúng ta cần kể câu chuyện về nó theo cách khiến người khác muốn lắng nghe.
Xem xét về phản ảnh giá vé tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu vừa đề nghị Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch công tử Bạc Liêu có báo cáo, giải trình về phản ảnh giá vé tham quan 45.000 đồng được du khách trong clip cho là "quá cao", cũng như phản ảnh về thái độ ứng xử của nhân viên phục vụ tại đây.
Đại diện công ty cho biết thông tin giá vé vào cửa tham quan nhà công tử Bạc Liêu đã được niêm yết công khai tại quầy và trên trang thông tin điện tử chính thức của đơn vị.
Công ty cũng đã báo cáo cơ quan thuế được áp dụng từ tháng 4-2023.
Xác minh clip người chê khu nhà Công tử Bạc Liêu và nói 'đi sở thú hấp dẫn hơn'
Một người đàn ông quay clip chê khu nhà Công tử Bạc Liêu 'chẳng có gì' mà giá vé 45.000 đồng là quá cao, và cho rằng 'đi sở thú hấp dẫn hơn'.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM truy xuất, làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì khiến 37 người nhập viện, trong đó có 33 học sinh.
TPO - Từ nay đến ngày 3/4, mưa trái mùa tại TPHCM có thể xuất hiện vào chiều tối, đặc biệt tại các khu vực như quận 7 và TP. Thủ Đức. Từ ngày 4/4, nắng nóng trở lại với nền nhiệt cao nhất lên đến 35 độ C.
TPO - Hơn 1.000 hồ sơ tranh mua 60 lô đất ở Sơn La; Sau thời gian trầm lắng, các dự án bất động sản thi nhau 'bung' hàng; Khánh Hoà tìm nhà đầu tư bỏ vốn 14.000 tỷ làm 2 khu đô thị; Đất đấu giá tại Sóc Sơn trúng cao nhất hơn 120 triệu đồng;… là những thông tin nổi bật của Bản tin địa ốc 24H ngày 30/3.
Theo TS Nguyễn Thị Phương Hoa - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Trung Quốc gần gũi về địa lý và tương đồng về văn hóa với Việt Nam nên những kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa của Trung Quốc rất có giá trị tham khảo với Việt Nam.
Thay đôi chân là hai chiếc ghế nhựa, Ngô Thị Ngọc Hà (20 tuổi) bằng ý chí của mình đã chinh phục được ước mơ đại học và sẽ chinh phục giấc mơ cuộc đời.
Khởi công xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng, khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở HĐND và UBND TP.HCM, khánh thành đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi... được đề cử bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của TP.HCM.
Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn tạo cơ hội để cho người lao động, tiểu thương phát triển trong thời đại công nghệ. Tại Huế, nhiều người đã tìm thấy hướng đi mới, có thêm cơ hội thu nhập và mở rộng kinh doanh khi đồng hành cùng Grab.
TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại.
Nhiều câu hỏi "nóng" về tuyển sinh lớp 10 năm 2025 tại TP.HCM đã được giải đáp tại Ngày hội Tự tin vào lớp 10 diễn ra sáng 30-3 tại Trường THPT Hùng Vương (Q.5) và Trường THPT Võ Trường Toản (Q.12).