Kiệt sức vì 'hóng drama' trên mạng xã hội

Admin

Giới trẻ miệt mài "hóng drama" trên mạng xã hội, không ngờ thói quen tưởng bình thường lại gây hại đến sức khỏe.

Kiệt sức vì 'hóng drama' trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Chuyên gia tâm lý Hoàng Quốc Lân cảnh báo người thường xuyên thức khuya, hóng drama có thể dẫn đến thiếu ngủ, stress, trầm cảm - Ảnh: BSCC

Thời gian qua những vụ việc ồn ào trên

Bạn trẻ tìm kiếm thông tin về drama đang nổi trên mạng - Ảnh: Q.Đ

Khó tập trung, mất ngủ

"Hóng drama khiến nhiều người giảm khả năng tập trung. Não bộ quen với việc tiếp nhận thông tin nhanh, hỗn loạn từ drama khiến giới trẻ khó tập trung vào công việc hoặc học tập. Họ dễ dàng bị thao túng về thông tin, mất tư duy phản biện và suy nghĩ độc lập, dễ dàng phán xét người khác chỉ qua vài thông tin chắp vá...

Cuối cùng các kỹ năng, mối quan hệ trong đời thực bị giảm sút. Người hay hóng drama dễ dàng đưa ra nhận định, chỉ trích trên mạng xã hội nhưng lại lúng túng khi phải đối thoại hay trình bày các vấn đề trong cuộc sống. Các mối quan hệ đòi hỏi giao tiếp trực tiếp bị giảm đi, trong khi lại sa đà vào những mối quan hệ ảo và độc hại trên mạng xã hội", bác sĩ Hoàng nói.

Về mặt sức khỏe, các bác sĩ cho rằng khi drama trở thành thói quen hằng ngày sẽ khiến người dùng bị rối loạn giấc ngủ.

Việc thức khuya để theo dõi drama phá vỡ nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược thần kinh. Việc dán mắt vào màn hình hàng giờ làm tăng nguy cơ cận thị, trong khi lối sống ít vận động dẫn đến tích tụ mỡ thừa, tăng nguy cơ béo phì. Hậu quả là hệ miễn dịch suy yếu. Stress và thiếu ngủ làm giảm khả năng chống chọi bệnh tật của cơ thể, dễ mắc các bệnh về chuyển hóa, tim mạch.

Hãy tỉnh táo, kiểm chứng thông tin

PGS Trần Thành Nam - phó hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng ngày càng nhiều người trẻ dần coi thế giới ảo giống như cuộc sống thực. Họ sẽ có xu hướng quan tâm, bàn luận, nhận xét về mọi thứ theo ý nghĩ chủ quan của bản thân trên môi trường mạng, qua màn hình máy tính.

Thậm chí có những người "hóng drama" muốn thấy sự xấu hổ của người khác để tự "chữa lành" cho mình. Họ nghĩ rằng nếu người nổi tiếng còn bị thì mình vẫn còn may mắn.

Hãy tỉnh táo và kiểm chứng thông tin trước những tin đồn tiêu cực lan truyền.

"Hãy tự hỏi, điều này có liên quan đến mình không?"

"Hóng drama" giống như ăn vặt, có thể giúp giải trí trong chốc lát, nhưng nếu quá đà thì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thói quen sống. Quan trọng là mỗi chúng ta nên biết cách kiểm soát và chọn lọc thông tin. Không phải drama nào cũng đáng để quan tâm, nhất là những câu chuyện tiêu cực, tranh cãi vô nghĩa. Tập trung vào những nội dung tích cực, có giá trị thực tế vẫn tốt hơn.

Việc quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội cũng rất quan trọng. Đặt giới hạn mỗi ngày để tránh bị cuốn vào vòng xoáy lướt tin tức không ngừng - bác sĩ Lân khuyến cáo.

Trước khi dành quá nhiều thời gian cho một drama nào đó, hãy tự hỏi: Chuyện này có ảnh hưởng gì đến mình không? Nó có giúp mình tốt hơn không? Nếu không cảm thấy cần thiết thì có lẽ mình nên dừng lại. Cuối cùng, thỉnh thoảng thử "Digital Detox" - tức là tắt điện thoại, tạm rời xa mạng xã hội một chút - cũng là một cách hay để giúp đầu óc thư giãn hơn.

Cẩn trọng hội chứng FOMO

ThS Lân cho biết việc "hóng drama" có liên quan rất chặt chẽ đến hội chứng FOMO - tức là nỗi sợ bị bỏ lỡ. Điều này tạo thành một thói quen khó bỏ có thể: liên tục kiểm tra mạng xã hội, liên tục tìm kiếm thông tin mới, kể cả những chuyện chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình.

Cuốn vào vòng xoáy đó, con người rất dễ đánh mất sự cân bằng. Càng dùng càng bị cuốn, càng khó dứt ra. Và hệ quả là gì? Áp lực, căng thẳng, thậm chí dẫn đến trầm cảm nếu không kiểm soát tốt.

Cộng đồng mạng nói chung và giới trẻ nói riêng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi FOMO, bởi họ lớn lên trong thời đại mạng xã hội, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nếu không có sự điều chỉnh về nhận thức và suy nghĩ, rất nhiều bạn trẻ có thể bị mắc kẹt trong vòng lặp tiêu cực này.

Kiệt sức vì 'hóng drama' trên mạng xã hội  - Ảnh 3.Hóng drama đêm khuya tác động mạnh đến tâm lý giới trẻ

Hóng drama có thể gây lo âu, mất niềm tin vào xã hội. Giới trẻ dễ bị cuốn vào tin tức giật gân, ảnh hưởng đến học tập, công việc và khả năng giao tiếp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề