Doanh nhân, công chức bị cắt ghép hình ảnh, video 'nhạy cảm' để tống tiền

Admin

Cảnh sát xác định một nhóm người Trung Quốc đã sử dụng công nghệ AI, deepfake cắt ghép, tạo dựng hình ảnh, video “nhạy cảm” của cán bộ công chức, doanh nhân để đe dọa, cưỡng đoạt tài sản.

cắt ghép hình ảnh  - Ảnh 1.

Hình ảnh bị kẻ lừa đảo cắt ghép rồi gửi, tống tiền các nạn nhân - Ảnh: Bộ Công an

Ngày 25-4, Bộ Công an thông tin về thủ đoạn lừa đảo cắt ghép hình ảnh, video "nhạy cảm" để chiếm đoạt tài sản của Cắt ghép hình ảnh người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tống tiền lên đến 2 tỉ đồngTriệt phá nhóm chuyên cắt ghép ảnh nhạy cảm, gọi điện đe dọa đòi nợ

Bộ Công an cho biết nhằm luân chuyển dòng tiền, các nghi phạm thuê tài khoản ngân hàng của một số người Việt Nam, tổ chức cho những người Việt ăn, ở tại các đặc khu, tòa nhà cao tầng tại Campuchia để "rửa tiền".

Đồng thời luân chuyển xoay vòng các tài khoản thuê, mua nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra, sau đó mua USDT (tiền điện tử) trên các sàn Binance, OKX… để hoàn tất việc chiếm đoạt.

Cục Cảnh sát hình sự đã chủ trì, phối hợp với công an các đơn vị, địa phương đồng loạt triệu tập các nghi phạm người Việt Nam có liên quan, phối hợp cung cấp thông tin, đề nghị phía Trung Quốc triệu tập đấu tranh xử lý các nghi phạm liên quan.

Ngày 18-2, Bộ Công an khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Bình Dương, Bình Phước và một số địa phương, có yếu tố nước ngoài, khởi tố một số bị can.

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng đã triệu tập 9 nghi phạm người Trung Quốc để đấu tranh làm rõ, đang tạm giữ hình sự 7 nghi phạm.

Trong tháng 4, Cục Cảnh sát hình sự đã hướng dẫn, phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ 3 nghi phạm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quá trình đấu tranh, ban chuyên án xác định các nghi phạm đã mở tổng 71 tài khoản ngân hàng cá nhân, thực hiện việc cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, xác thực khuôn mặt.

Việc này nhằm mục đích luân chuyển dòng tiền lừa đảo, giúp sức cho các nghi phạm chủ mưu, cầm đầu người Trung Quốc lừa đảo tại Campuchia với nhiều hình thức khác nhau như: Cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, hẹn hò, giả danh cán bộ thuế, công an, shipper…

Ước tính, vụ án tại Bắc Giang có tổng số tiền luân chuyển qua các tài khoản khoảng 200 tỉ đồng, của gần 1.000 bị hại trên cả nước.

Thận trọng khi đăng tải hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội

Qua các vụ việc trên, Bộ Công an cảnh báo người dân tuyệt đối không cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, không đăng ký sim điện thoại cho người khác sử dụng.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cần lưu giữ thông tin của người mua khi bán sim thẻ điện thoại, trong đó có khách hàng là người nước ngoài.

Khi thực hiện các giao dịch bằng tiền điện tử phải xác minh danh tính đảm bảo không để tội phạm lợi dụng để hoạt động rửa tiền và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng khi đăng tải hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội, luôn nâng cao ý thức cảnh giác trước các cuộc gọi không rõ danh tính, cuộc gọi từ số máy lạ.

Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm lừa đảo, người dân cần bình tĩnh và nhanh chóng thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc báo qua số điện thoại đường dây nóng của Cục Cảnh sát hình sự: 0692.345.860.

Doanh nhân, công chức bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền - Ảnh 2.Tránh chiêu lừa đảo bằng cắt ghép hình ảnh nhạy cảm: Công an TP.HCM khuyến cáo 4 cách

Dù đã cảnh báo, nhưng Công an TP.HCM vẫn tiếp tục nhận được trình báo của nạn nhân bị lừa đảo bằng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào các hình ảnh được cắt ra từ các clip có nội dung 'nhạy cảm'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề