Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ và các khoa học liên ngành trong kỷ nguyên số" do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức sáng 16-11. Nhiều đại biểu đề cập đến việc ứng dụng, sử dụng các công cụ AI, TP.HCM 'đặt hàng' công nghệ giải quyết 3 bài toán lớn trong giáo dụcSamsung giới thiệu loạt giải pháp công nghệ giáo dục tại EdTech EXPO 2024
Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập
AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ.
Một số nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ trong việc dạy học ngôn ngữ được thực hiện ở các trường đại học tại Bình Dương, Trường đại học Anh Quốc Việt Nam cho thấy sinh viên hào hứng với việc học ngoại ngữ trên các nền tảng công nghệ, tương tác nhiều hơn, kỹ năng nói được cải thiện...
Nhóm giảng viên cũng dẫn lại kết quả nghiên cứu công bố năm 2024 cho thấy 10,8% sinh viên thuộc 6 trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM đang sử dụng ChatGPT có trả phí và gần 90% đang sử dụng ChatGPT miễn phí để hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến việc học, bao gồm việc học ngôn ngữ.
Sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo được nhìn nhận là giúp sinh viên học tập liên tục qua các nền tảng trực tuyến và do vậy hoàn toàn không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm.
Tuy nhiên, nhóm cũng chỉ ra nhiều thách thức như hạ tầng công nghệ, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ của giảng viên và sinh viên, chênh lệch điều kiện tiếp cận thiết bị công nghệ giữa sinh viên thành thị và nông thôn...
Từ đó, nhóm đưa ra các giải pháp như đào tạo cho giảng viên về công nghệ giáo dục, phát triển nền tảng học trực tuyến, tích hợp công nghệ vào giảng dạy, nhà trường hợp tác với doanh nghiệp công nghệ...
Ra mắt Viện Sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Ngày 15-11, Trường đại học Luật TP.HCM ra mắt Viện Sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trực thuộc trường.
Mục tiêu trọng tâm của viện là tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn về bồi dưỡng kiến thức pháp luật và đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ theo từng nhóm đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.