'Giải mã' học trò trường thường, trường vùng sâu đạt học sinh giỏi quốc gia

Admin

Trong khi ở các tỉnh thành phía Bắc, hầu hết học sinh giỏi quốc gia đến từ các trường THPT chuyên thì ở phía Nam, không ít học sinh đến từ trường thường (không chuyên).

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT: Giải mã hiện tượng trường thường - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM - một ngôi trường THPT thường có học sinh giỏi quốc gia năm nay - trong lễ khai giảng năm học 2024-2025 - Ảnh: Đ.K

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi chọn 'Giải mã' học trò trường thường, trường vùng sâu đạt học sinh giỏi quốc gia - Ảnh 2.

Thầy Phạm Việt Hưng, hiệu trưởng Trường THPT Đầm Dơi, tặng quà động viên các học sinh giỏi - Ảnh: T.HUYỀN

Trường THPT Đầm Dơi là trường thuộc huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Cà Mau. Tuy vậy, những năm qua nơi đây là "cái nôi" sinh ra nhiều học sinh giỏi quốc gia. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, trường này đã có đến 8 em đạt học sinh giỏi quốc gia. Trong đó, có 1 học sinh đạt giải nhì môn vật lý (nhóm 3 học sinh điểm cao nhất), 2 học sinh đạt giải ba môn sinh học và môn văn.

Thầy Phạm Việt Hưng - hiệu trưởng Trường THPT Đầm Dơi - cho biết không chỉ có năm nay trường mới có học sinh giỏi quốc gia mà điều này đã trở thành truyền thống của nhà trường.

"Để có được kết quả đó phải kể đến sự đồng lòng của tập thể giáo viên trường trong việc phát hiện, đào tạo và định hướng các em. Sự nỗ lực vươn lên trong học tập của các em, hỗ trợ của phụ huynh học sinh cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành tích này.

Học sinh của trường có truyền thống hiếu học và các em được quan tâm chăm bồi từ nhỏ. Nó như là những "hạt giống tốt", khi gặp môi trường thuận lợi sẽ nảy mầm và phát triển", thầy Hưng nói.

Ông Nguyễn Quốc Khởi (cha của Nguyễn Nhật Duy, vừa đạt giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn sinh học) cho biết rất vui mừng vì con đạt thành tích trong học tập.

"Tôi nghĩ có được kết quả này một phần là công giảng dạy của các thầy cô giỏi ở trường và một phần là tinh thần tự học, cố gắng của em. Duy tự lập lên huyện ở trọ học tập từ năm lớp 10. Duy tự nấu ăn, tự lo bài vở, chuyện sắp xếp thời gian biểu để học tập được tôi rèn cho con từ năm tiểu học, không cần gia đình nhắc nhở", ông Khởi chia sẻ.

Cô Trịnh Hải Minh, giáo viên môn văn của Trịnh Gia Huy, lớp 12A1 Trường THPT Đầm Dơi (vừa đạt giải ba học sinh giỏi quốc gia), cho biết dạy một học sinh học tốt không khó nhưng để dạy một học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia không phải là điều dễ dàng.

"Các em học sinh giỏi của trường đã có kiến thức nền rất tốt do được đào tạo tốt từ các cấp học dưới. Bắt đầu từ lớp 10, trường đã chia ra những lớp chuyên. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy mình phải theo dõi và phát hiện các em có năng khiếu môn nào thì tiếp tục chăm bồi định hướng cho các em trong những năm tiếp theo.

Điều kiện vùng sâu vùng xa nên việc tiếp cận sách vở, thông tin của các em còn hạn chế. Điều cốt yếu là mình phải tự trau dồi, cập nhật thêm kiến thức mới để bổ sung cho các em, tập cho các em tính phản biện vấn đề để rèn các em thoát khỏi tính nhút nhát, tự tin thể hiện chính kiến của mình", cô Minh chia sẻ.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT: Giải mã hiện tượng trường thường - Ảnh 3.Học trò vùng sâu đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Những ngày đầu năm 2025, thầy trò Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) ngập tràn niềm vui khi trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia.