Ngày 6/12, Tạp chí Hải quan tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hợp tác trong chống
Nhiều hàng giả, hàng lậu được sản xuất tinh vi y hệt hàng thật rất khó phát hiện.
Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng năm nay, các lực lượng đã xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng ngành hải quan đã phát hiện gần 13.000 vụ việc với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 23.757 tỷ đồng. Cơ quan hải quan đã khởi tố 21 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 128 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 522,48 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lợi dụng hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo...; mạng xã hội facebook, tiktok, zalo, youtube... và hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh, các đối tượng đã buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đặc biệt, trong năm nay nổi lên tình trạng buôn lậu các mặt hàng xa xỉ như kim cương, vàng, ngoại tệ… Đơn cử như 2 vụ nhập lậu kim cương bị bắt giữ liên tiếp tại sân bay Tân Sơn Nhất với số lượng lên tới 1.000 viên; 3 vụ buôn lậu vàng bị bắt giữ trong cao điểm biến động giá vàng với khối lượng 13kg…
Tọa đàm thu hút sự quan tâm của các ngành chức năng, doanh nghiệp. |
Nhấn mạnh về thủ đoạn, ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường - cho rằng, vì siêu lợi nhuận nên đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả bất chấp quy định pháp luật, tính mạng con người. Các đối tượng sản xuất, trộn hàng giả với hàng thật rất khó phát hiện; liên tục thay đổi địa điểm; sản xuất tại nhiều nơi, giao hàng nhiều đợt với số lượng ít.
“Điều đáng lo ngại là hàng giả còn có thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng, thuốc chữa bệnh cho người ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mệnh của người dân” - ông Dũng nói.
Dự báo trong những tháng cuối năm, nhất là dịp trước, trong và sau