Những ngày này người dân thôn Văn Sơn (xã Đỉnh Bàn) đang chăm sóc vườn trầu của gia đình để chuẩn bị bán ra thị trường Tết. Những hộ dân trồng trầu hy vọng lá trầu năm nay được giá cao tăng thêm thu nhập để đón Tết.
Mục lục
Sự tích "trầu tiến vua"
Thôn Văn Sơn nằm dưới chân núi Móc xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) những ngày này người dân đang tập trung chăm sóc vườn trầu không xanh bạt ngàn để phục vụ cho dịp Tết.
Mặc dù làm việc trong thời tiết se lạnh nhưng trong mỗi người dân đều rất háo hức, mong chờ một cái Tết đầm ấm, sung túc bằng nguồn tiền thu về từ nghề trồng cây trầu không.
Trầu không ở thôn Văn Sơn không những có bản lá to, dày, mùi thơm và vị cay rất đặc trưng, mà còn nổi tiếng với tên gọi “
Cây trầu không ở thôn Văn Sơn được người dân ươm trồng từ nhỏ - Ảnh: LÊ MINH
Theo gia phả họ Phạm Công, trong một lần vợ chồng Phạm Công Luận về quê vinh quy bái tổ rồi trở lại triều đình được dòng họ têm 25 miếng trầu cánh phượng được trồng tại làng Văn Sơn, và 25 miếng cau chẻ ra từ 5 quả để mang đi ăn trên đường.
Cảm kích trước tấm lòng của dòng họ, ông Luận quyết định không ăn, gói trầu cau lại dâng tặng vua. Vua cầm miếng trầu cau ăn thấy ngon, ghi nhận món quà và tình nghĩa của người dân phương xa nên nhà vua đặc biệt đặt tên là “trầu tiến vua”.
Thoạt đầu người dân trồng cây trầu không bởi niềm tự hào, bảo tồn giá trị người xưa để lại, song theo thời gian đã trở thành một nghề “đếm lá ra tiền” giúp người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đến nay, toàn xã Đỉnh Bàn có gần 100 hộ dân của nhiều dòng họ khác nhau trồng cây trầu không, song các hộ dân của dòng họ Phạm Công trồng diện tích lớn nhất. Trong đó các hộ như ông Phạm Công Nhứ, Phạm Công Thi… mỗi hộ trồng số lượng lớn nhất từ 250 - 400 cây trầu.
Phát triển kinh tế từ nghề trồng trầu
Cây trầu không ở thôn Văn Sơn được người dân tự ươm trồng từ nhỏ, lớn lên bám vào các giàn leo để sinh trưởng, trầu đủ 1 năm tuổi có thể hái lá đem bán.
Cây trầu lớn, trưởng thành tốt có thể thu hoạch lá quanh năm. Nghề trồng cây trầu không mấy vất vả, tuy vậy cây trầu dễ sâu bệnh, sợ úng nước nên dễ bị chết. Trong vườn trầu khi xuất hiện có cây chết vì sâu bệnh thì lây lan rất nhanh.
Một điểm khá đặc biệt nữa là người dân ươm cây trầu giống thôn Văn Sơn thì sinh trưởng rất tốt. Nhưng nếu đem giống trầu địa phương khác về làng nhân giống đều không mang lại hiệu quả, cây còi cọc rồi chết.
Ông Phạm Công Nhứ, cho biết gia đình ông theo nghề trồng trầu không nhiều đời nay. Hiện gia đình ông có 250 gốc trầu, có những gốc tuổi đời hàng chục năm.
Ngày thường gia đình ông hái trầu đem bán thu về số tiền khoảng 300 ngàn đồng/ngày. Mỗi dịp ngày rằm, lễ và nhất là ngày cận Tết thị trường tiêu thụ rất lớn nên gia đình ông hái trầu bán thu về tiền triệu mỗi ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Hoài Thương - chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đỉnh Bàn, cho biết lá trầu ở địa phương chất lượng nổi trội với đặc điểm lá dày, thơm, cay nồng được thị trường ưa chuộng.
Để phát triển nghề trầu cây trầu, năm 2021, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đỉnh Bàn đã thành lập tổ hợp tác làng trầu tiến vua ở thôn Văn Sơn. Khi mới thành lập có 30 hộ dân, đến nay tổ hợp tác đã có 70 thành viên.
Theo bà Thương, nghề trồng trầu không ở địa phương đã giúp các hộ dân tăng nguồn thu nhập, thậm chí có hộ dân thoát nghèo từ nghề này.
Ngày thường, người dân hái lá trầu đem bán mang về thu nhập từ 200-300 ngàn đồng/ngày. Dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ lớn, giá lại cao nên mỗi hộ thu nhập mỗi ngày từ 1-1,5 triệu đồng.
“Giá trầu ngày thường khoảng 70 ngàn đồng/liền (110 lá) vào dịp Tết có giá từ 200-300 ngàn đồng/liền (110 lá). Nghề trồng trầu không chi phí đầu tư thấp, không mất nhiều thời gian công chăm sóc, hơn nữa đã trở thành nghề truyền thống nên đang được người dân nhân rộng” - bà Thương nói thêm.
Thủ phủ đào phai hối hả vào mùa tuốt lá
Những ngày này, người dân ở thủ phủ đào phai 5 cánh xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tất bật bước vào mùa tuốt lá để đào nở đúng dịp Tết.
Phát huy vai trò của mình, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã và đang là cầu nối hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người nông dân, từ đó phát huy chuỗi giá trị sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản.
TPO - Ngày 24/12, Công an tỉnh Nam Định cho biết, vừa phối hợp triệt phá thành công một đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng với quy mô lớn. Tổng giá trị giao dịch của đường dây này ước tính lên đến 600 tỷ đồng.
TPO - Tin nóng: Cô giáo bị 2 người đàn ông tấn công trong giờ học; Kết quả điều tra nguyên nhân gây ngộ độc khiến 20 người nhập viện tại Long Biên; Hành hung trọng tài, cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh gửi thư xin lỗi…
Sau 12 giờ tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, Công an huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, truy bắt đối tượng cướp tiệm vàng trên địa bàn.
TPO - Kết hợp với lớp hoàn thiện màu đỏ thủ công, diện mạo của ngôi nhà gợi lên cảm giác truyền thống cho người sử dụng, tạo ra trải nghiệm sâu sắc về không gian và thời gian.
Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đang đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Công ty Cổ phần Stavian Hoá chất tự hào với thành tích vượt trội khi lọt Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty dù đối mặt với những thách thức của thị trường toàn cầu.
Là địa phương duy nhất trên cả nước có nguồn Quỹ khuyến nông, Hà Nội đã và đang phát huy tốt trong công tác đồng hành cùng hàng nghìn nông hộ, trang trại vượt khó đi lên sản xuất bền vững, từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế nông nghiệp của Thủ đô.