Môn sinh 7 điểm có nên chọn ngành y khoa Trường đại học Y Dược TP.HCM?

Admin

Học không giỏi môn sinh có nên chọn ngành y khoa? Học chuyên hóa, ba mẹ định hướng chọn ngành y khoa nhưng thích học công nghệ thông tin phải làm sao?

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi tư vấn cho học sinh có nguyện vọng chọn ngành y khoa trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi tư vấn cho học sinh có nguyện vọng chọn ngành y khoa trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

ThS Phùng Quán tư vấn chọn ngành cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Học chuyên hóa có nên chọn công nghệ thông tin?

Trong khi đó, một học sinh ở Khánh Hòa cho biết đang học chuyên hóa nên ba mẹ định hướng cho bạn chọn ngành y khoa để sau này làm bác sĩ. "Tuy nhiên, em hoàn toàn không thích các công việc của ngành y tế. Em học tốt môn hóa cũng như môn toán và Anh văn. Em thích học ngành khoa học máy tính. Em nên nghe lời ba mẹ hay chọn ngành học mình yêu thích?", học sinh này băn khoăn.

Để giải đáp thắc mắc trên, ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), kể câu chuyện của Nguyễn Đại Nghĩa - một người ngay sau khi nhận bằng bác sĩ năm 2018, không làm nghề y mà đã thi đại học lại để theo học ngành công nghệ thông tin. Đại Nghĩa là một trong hai sinh viên có điểm trung bình tốt nghiệp cao nhất lớp cử nhân tài năng và ngành công nghệ thông tin đợt tháng 9-2023 của trường.

Thời phổ thông, Nguyễn Đại Nghĩa luôn cố gắng học tốt đều các môn và đầu tư nhiều hơn các môn toán, lý, hóa, sinh để thi đại học. Anh từng trúng tuyển Trường đại học Ngoại thương (khối A) và Trường đại học Y Dược TP.HCM (khối B với 28 điểm).

Ngành công nghệ thông tin đã hết thời, không nên chọn?ĐỌC NGAY
Chọn ngành vi mạch bán dẫn, ô tô điện, logistics có lo thất nghiệp?ĐỌC NGAY

Dù không bị ai ép buộc chọn ngành y khoa, nhưng càng đi sâu vào quá trình học, thực hành, Nghĩa mới nhận ra sự khác biệt giữa năng lực của bản thân và yêu cầu của đặc thù ngành y.

Nghĩa đã cố gắng học và tốt nghiệp bác sĩ đúng hạn, nhưng bạn trăn trở về việc làm một bác sĩ phải giỏi, nếu không giỏi thì sẽ hại người hại mình. Đó cũng là một trong những động cơ khiến Nghĩa tạm dừng lại để rẽ lối, chọn thi lại đại học ngành công nghệ thông tin.

"Câu chuyện của Nghĩa cho thấy nếu không chọn đúng ngành mình yêu thích, chọn ngành không phù hợp sẽ không học tốt được. Nếu cố gắng học và ra trường thì cũng không làm được công việc mình yêu thích, mất nhiều thời gian và công sức. 

Muốn học công nghệ thông tin cần phải học tốt môn toán và ngoại ngữ… Điều quan trọng nhất là các em cần biết mình phù hợp với công việc nào, muốn làm gì và nên chọn những ngành học mình có thế mạnh và yêu thích", thầy Quán khuyên.

Cũng theo thầy Quán, khi chọn ngành nghề, trước hết vì đam mê cùng năng lực của bản thân và phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. 

Để thuyết phục được ba mẹ, ngoài việc tham khảo thêm ý kiến nhiều người xung quanh (thầy cô, bạn bè), học sinh cũng cần thử khảo sát xem mình hợp ngành nghề nào. Sau đó mới có đủ thông tin để trình bày lý do chính đáng vì sao mình chọn nghề đó, triển vọng nghề đó như thế nào... để thuyết phục cha mẹ.

Chọn ngành gần trong cùng lĩnh vực thay vì đua vào ngành hotChọn ngành gần trong cùng lĩnh vực thay vì đua vào ngành hot

Nhiều thí sinh muốn theo ngành 'hot' nhưng lo ngại không trúng tuyển do điểm chuẩn các ngành này thường khá cao. Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh đã 'bày cách' cho các bạn.