Trong quá trình điều tra vụ án sản xuất, buôn bán thuốc giả, lực lượng Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện thuốc giả được bán tại nhiều quầy thuốc trên địa bàn tỉnh và tài khoản Facebook cá nhân.
Mục lục
Công an kiểm tra tang vật thuốc giả và nguyên liệu sản xuất thuốc giả - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp
Ngày 24-4, nguồn tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết trong quá trình điều tra những ngày qua tại địa bàn tỉnh này, lực lượng cảnh sát kinh tế vừa phát hiện tại nhiều quầy thuốc và một số tài khoản Facebook cá nhân có bán loại Thuốc giả tràn lan, cách nào nhận diện?ĐỌC NGAY
Đến nay, cơ quan chức năng chưa thống kê được số lượng thuốc giả được các quầy thuốc và tài khoản mạng xã hội nêu trên bán cho người dân.
Công an tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với Sở Y tế tỉnh này kiểm tra chất lượng sản phẩm nằm trong vụ án thuốc giả vừa bị triệt phá.
Đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả quy mô lớn.
Liên quan đến đường dây này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 14 bị can về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".
Công an đã thu giữ gần 10 tấn thuốc chữa bệnh giả và nguyên liệu để sản xuất thuốc giả.
Trong số 14 bị can có 3 bị can ở TP Thanh Hóa có bằng trung cấp dược, chứng chỉ hành nghề dược bị khởi tố về hành vi buôn bán thuốc giả là: Dương Thị Oanh, 33 tuổi, trú tại phường Trường Thi; Phạm Thị Thảo, 37 tuổi, trú tại phường Đông Hải và Phạm Thị Thu, 32 tuổi, trú tại phường Đông Vệ.
Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra vụ án.
Phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả, thu giữ lô hàng rất lớn
Tối 16-4, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả với quy mô lớn, bắt giữ 14 nghi phạm về tội 'sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh'.
Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất ra đời với sứ mệnh bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giúp Việt Nam tự chủ một phần xăng dầu trong nước. Hoàn thành nhiệm vụ quan trọng đó, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành nhà máy tiếp tục khẳng định trách nhiệm của mình bằng việc góp sức bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội
Các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình, Đắk Lắk đang lên phương án chuẩn bị "nơi ăn, chốn ở", bố trí phương tiện di chuyển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương chuyển về công tác sau khi sáp nhập tỉnh...
TPO - Sau hơn hai tháng sốt cao liên tục, dù đã điều trị tại ba bệnh viện lớn ở Hà Nội nhưng không có kết quả chẩn đoán rõ ràng, một phụ nữ 32 tuổi chỉ được xác định mắc lao sinh dục – thể lao hiếm gặp – khi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết nghị đồng ý cho nghỉ hưu hưởng chế độ theo nghị định 178 đối với Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong.
Mía một thời là cây trồng chủ lực giúp người dân Thanh Hóa xóa đói giảm nghèo. Nhưng nay loại cây này dần mất đi vị thế khi ngành mía gặp phải hàng loạt khó khăn. Giá thu mua giảm, chi phí sản xuất gia tăng, thiếu hụt lao động đã khiến cây mía dần thu hẹp diện tích trồng và sản xuất...
Cấp cứu đột quỵ đòi hỏi hành động nhanh vì thời gian chính là tế bào não. Tại Việt Nam, nhờ áp dụng quy trình Code Stroke theo tiêu chuẩn của Hội Đột quỵ thế giới, cùng với việc chú trọng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại trong cấp cứu đột quỵ, cơ hội sống và phục hồi cho người bệnh được nâng lên.
Trường đại học Y Hà Nội yêu cầu sinh viên trong thời gian học tập, thực hành không được mặc quần áo có khả năng nhìn xuyên thấu, quần/váy lộ đầu gối, cạp trễ, jean rách đầu gối, áo trễ cổ...