Lối sống là “thủ phạm giấu mặt”
Theo TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu Não, Bệnh viện Nhân dân 115, tình trạng
TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Tử Mạnh
“Theo thống kê, mỗi năm Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận hơn 20.000 bệnh nhân đột quỵ, chiếm đến 10% con số ước tính toàn quốc là 200.000 ca. Chúng ta có hơn 1.000 bệnh viện trên cả nước. Không thể chỉ một bệnh viện đã chiếm 10%. Rõ ràng, con số thực tế còn cao hơn rất nhiều,” bác sĩ Thắng nói.
Trước đây, đột quỵ thường gắn liền với các yếu tố nguy cơ kinh điển như cao huyết áp (chiếm 90%), tiểu đường (20%), rối loạn chuyển hóa lipid (60-70%), bệnh lý tim mạch như rung nhĩ (10%). Nhưng giờ đây, các yếu tố lối sống đang đóng vai trò ngày càng lớn trong việc đẩy nhanh nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Hút thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều đường, mỡ, muối, lạm dụng rượu, bia, chất kích thích, lười vận động, thức khuya kéo dài,… là những thói quen xấu nhất dẫn đến đột quỵ ngắn nhất.
Video: Đột quỵ ở người trẻ: Những thói quen tai hại. Thực hiện: Tử Mạnh |
“Đáng nói, không ít người trẻ dù đã được chẩn đoán bệnh nền như cao huyết áp, tim mạch nhưng lại bỏ điều trị giữa chừng. Nhiều bệnh nhân trẻ không chấp nhận việc phải uống thuốc suốt đời nên tự ý ngưng thuốc, không tái khám. Hệ quả là khi đột quỵ ập đến, mọi thứ đều quá muộn,” bác sĩ Thắng chia sẻ.
Càng cấp cứu sớm, càng cứu được nhiều
Bác sĩ Thắng nói thêm, hiện nay, “cửa sổ vàng” trong điều trị đột quỵ đã được mở rộng lên đến 24 giờ, nhờ những tiến bộ y học. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bệnh nhân có thể chờ đợi. “Đừng nghĩ có tới 24 giờ thì 1–2 giờ đầu cứ ở nhà quan sát. Cách nghĩ này rất sai, vì càng đến bệnh viện sớm, khả năng phục hồi càng cao,” bác sĩ Thắng nhấn mạnh.
Đánh giá về khả năng đáp ứng của ngành y tế TPHCM nói riêng và cả nước nói chung trong cấp cứu và điều trị đột quỵ, bác sĩ Thắng cho rằng thiết bị của các bệnh viện tương đối đủ để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện tuyến cuối vẫn còn thiếu các thiết bị chẩn đoán và điều trị chuyên sâu. Trong khi đó, các bệnh viện tư nhân lại đầu tư mạnh và có những trang thiết bị y tế hiện đại hơn.
“Đây là nghịch lý. Các bệnh viện công, vốn là nơi tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân, lẽ ra phải được trang bị tốt hơn. Tôi mong rằng thời gian tới, ngành y tế sẽ quan tâm đến các bệnh viện tuyến cuối”, ông Thắng bày tỏ.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 hội chẩn để đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: Tử Mạnh |
Đưa ra lời khuyên cho người dân, vị chuyên gia lưu ý có 3 dấu hiệu điển hình để nhận biết sớm đột quỵ, đó là yếu hoặc liệt tay chân một bên, nói đớ và méo miệng. Nếu xuất hiện một trong ba triệu chứng trên, người dân cần gọi cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ. “Mỗi phút, mỗi giây đều rất quan trọng trong việc cấp cứu đột quỵ”, bác sĩ Thắng lưu ý
Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng đưa ra cảnh báo, trong trường hợp nghi ngờ bị đột quỵ, người dân không nên tự sơ cứu tại nhà, bởi những hành động tưởng chừng vô hại lại có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nhiều người vẫn giữ thói quen sử dụng các phương pháp sơ cứu dân gian như nặn chanh vào miệng, cắt máu đầu ngón tay hay nhỏ thuốc hạ huyết áp dưới lưỡi. Tuy nhiên, những biện pháp này không chỉ vô ích mà còn tiềm ẩn nguy hiểm.
Việc nặn chanh vào miệng có thể làm tình trạng rối loạn chức năng nuốt của bệnh nhân thêm nghiêm trọng và dẫn đến sặc hoặc viêm phổi. Cắt máu đầu ngón tay, một thói quen phổ biến, thực tế không có căn cứ khoa học và có thể làm mất thời gian quý báu trong việc cấp cứu. Việc nhỏ thuốc hạ huyết áp dưới lưỡi cũng không phải là giải pháp tốt, vì có thể giảm huyết áp quá sớm, làm tình trạng đột quỵ thêm nghiêm trọng, cản trở quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Nhằm góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những hậu quả do

