Loạt giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản

Admin

Những quyết sách của Chính phủ đang dần tháo gỡ khó khăn của thị trường địa ốc, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia, hai nút thắt chính của thị trường bất động sản là pháp lý và nguồn vốn. Vướng mắc pháp lý gây cản trở quá trình phê duyệt, cấp phép các dự án trong nhiều năm qua, khiến nguồn cung hạn chế. Các bộ luật thiếu hoàn thiện cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, tạo tâm lý e ngại cho người mua và giảm tính minh bạch của thị trường.

Để giải quyết những vấn đề đó, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt vào cuối năm 2022 với mục tiêu rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản. Các địa phương cũng tích cực hỗ trợ các dự án chậm triển khai hoàn thiện pháp lý để có sản phẩm tung ra thị trường.

Những văn bản pháp luật được ban hành, đơn cử Nghị định số 10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 20/5. Nghị định này cho phép cấp giấy chứng nhận cho các loại hình căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng lưu trú (officetel), biệt thự du lịch nghỉ dưỡng... trên đất thương mại, dịch vụ.

"Đây là bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện pháp lý, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Nghị định tác động trực tiếp đến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, vốn được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy cả ngành du lịch nói chung", một chuyên gia nhận định.

Loạt giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản ảnh 1

Phối cảnh một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Flamingo Holdings

Trước tình hình nguồn vốn phát triển dự án phụ thuộc lớn vào lãi suất ngân hàng và trái phiếu, đầu tháng 3, Chính phủ ban hành Nghị định 08 với nhiều thay đổi. Cụ thể, nhà phát hành có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá hai năm nếu có sự đồng ý của trái chủ; tạm hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp... giúp giảm áp lực cho chủ đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước đã có ba lần liên tiếp hạ lãi suất điều hành từ đầu năm đến nay, cho thấy chính sách tiền tệ đang giảm dần mức độ thắt chặt. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới hiện nay của các ngân hàng ở mức khoảng 6,1% một năm, giảm 0,37% một năm, lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới khoảng 9,07% một năm, giảm 0,9% một năm so với cuối năm 2022.

Theo các chuyên gia, lãi suất tiền huy động thấp có thể khiến khách hàng cân nhắc các phương án đầu tư thay vì gửi tiết kiệm. Lãi suất cho vay dần hạ nhiệt được kỳ vọng trở thành đòn bẩy cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư, giúp tăng thanh khoản và tạo xung lực cho thị trường bất động sản hồi phục.

Báo cáo của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường ghi nhận, bức tranh thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay khá trầm lắng, dù Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ toàn diện. Nguồn cung quý I chưa cải thiện, lãi suất vẫn neo ở mức khá cao so với khả năng của nhiều doanh nghiệp.

Giới chuyên gia nhận định, các chính sách có độ trễ tính từ thời điểm có hiệu lực đến khi đi vào thực tiễn. Hai quý đầu năm nay là thời gian thị trường sàng lọc những chủ đầu tư tiềm lực hạn chế, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư. Sau khi chính sách "ngấm dần", thị trường sau đó được dự báo bước vào chu kỳ mới minh bạch, bền vững hơn.

Quý III là thời điểm mấu chốt khi lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Đây cũng là thời điểm quyết định dòng tiền có quay lại thị trường bất động sản hay không. Ở kịch bản tích cực, nếu lãi suất huy động giảm xuống mức 6-7% vào thời điểm cuối năm nay, thậm chí không giảm, nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản, trong điều kiện niềm tin của người mua được cải thiện. Dòng tiền hứa hẹn tập trung vào các phân khúc có tiềm năng, hưởng lợi từ những chính sách của Chính phủ và đến từ nhà đầu tư uy tín.

Thời gian qua, một số chủ đầu tư lớn, tiềm lực tài chính mạnh vẫn tiếp tục phát triển, hoàn thiện dự án, tung ra các sản phẩm chất lượng. Điển hình có thể kể đến Flamingo Holdings, với dự án quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn tại Tân Trào, Tuyên Quang. Dự án nằm dọc theo bờ sông Phó Đáy, cửa ngõ vào Khu di tích lịch sử Tân Trào.

Loạt giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho thị trường bất động sản ảnh 2

Phối cảnh dự án Flamingo Tân Trào Resort - sản phẩm đầu tay của Flamingo Holdings tại Tuyên Quang. Ảnh: Flamingo Holdings

Với dự án này, chủ đầu tư kỳ vọng tôn vinh bản sắc địa phương, mang đến những giá trị Tân Trào đang còn thiếu. Flamingo Tân Trào Resort dự kiến cung cấp hơn 2.000 sản phẩm thương mại và lưu trú, bao gồm một khách sạn 4 sao, hơn 300 sản phẩm shophouse, homestay và chuỗi tiện ích nghỉ dưỡng - giải trí phong phú.

Cùng sự xuất hiện của dự án mang thương hiệu Flamingo Holdings, Tân Trào hứa hẹn gia tăng lợi thế du lịch, thu hút đa dạng các loại hình du khách, đặc biệt là khách du lịch cao cấp và khách có nhu cầu lưu trú dài ngày.

"Từ những đóng góp thiết thực cho du lịch địa phương, Flamingo Tân Trào Resort được kỳ vọng sẽ là chìa khoá sinh lời cho các nhà đầu tư nhanh nhạy, đi trước đón đầu những làn sóng ngầm của thị trường bất động sản trong thời gian tới", đại diện chủ đầu tư kỳ vọng.