Trẻ bị cong vẹo cột sống có cần tránh tập thể thao không?

Admin

TPO - Theo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.

Trẻ có thể được điều trị bệnh cong vẹo cột sống bằng các phương pháp như đeo nẹp chỉnh hình, bài tập vật lý trị liệu.

Trẻ cần được duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tăng mật độ xương, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho cột sống.

Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Kiểm tra sớm đồng nghĩa với việc tăng khả năng điều trị hiệu quả và giúp trẻ trở lại cuộc sống lành mạnh. Trẻ có thể được điều trị bằng các phương pháp như đeo nẹp chỉnh hình, bài tập vật lý trị liệu.

Trẻ bị cong vẹo cột sống có cần tránh môn thể thao nào không?

Trẻ bị cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể tham gia hoạt động thể chất bình thường. Điều này giúp tăng cường sức mạnh thể chất, bao gồm cả cấu trúc cơ, xương.

Chơi thể thao sẽ không làm chứng vẹo cột sống ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, hoạt động thể chất còn giúp thúc đẩy tính linh hoạt và sức mạnh cơ, xương, từ đó giúp cải thiện cơn đau lưng đáng kể. Một số bộ môn có thể gợi ý cho trẻ bao gồm: bơi lội, thể dục dụng cụ…

Hầu hết các môn thể thao đều phù hợp với trẻ đang bị cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, nếu trẻ vừa trải qua phẫu thuật lưng, lưu ý cần tránh các bộ môn va chạm, chẳng hạn như: khúc côn cầu, bóng đá… Đối với bóng rổ, bóng đá, quần vợt, bơi lội, trẻ hoàn toàn có thể quay lại tập luyện sau 6 tháng phẫu thuật. Trong mọi trường hợp, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hồi phục hiệu quả, tránh rủi ro không mong muốn.

Ảnh minh hoạ: Internet
Cong vẹo cột sống ở trẻ em: Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Hàng vạn học sinh bị cong vẹo cột sống
Hàng vạn học sinh bị cong vẹo cột sống