Tử vong khi chạy marathon: Làm sao để chạy an toàn?

Admin

Một phụ nữ 53 tuổi đã ngừng tim, ngừng thở khi tham gia giải chạy marathon tại Huế. Đây không phải là lần đầu tiên có người gặp nạn khi tham gia các giải chạy.

Tử vong khi chạy marathon: Làm sao để chạy an toàn? - Ảnh 1.

Một vận động viên lớn tuổi tham gia giải chạy marathon ở Huế sáng 6-4 - Ảnh: LÊ ĐÌNH HOÀNG

Mới đây, một người phụ nữ 53 tuổi đã tử vong khi tham gia một giải chạy

Một giải chạy marathon được tổ chức vào ban đêm ở TP.HCM - Ảnh tư liệu

Theo bác sĩ Mạnh, chạy vào ban đêm tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đây là thời gian nghỉ ngơi tự nhiên, nhịp tim chậm hơn, máu cô đặc hơn. Thời tiết ban đêm cũng lạnh hơn, cộng với vận động thể chất có thể dẫn đến quá sức, thậm chí đột tử.

"Một sai lầm thường thấy ở nhóm chạy nghiệp dư là không bù đủ nước, dinh dưỡng và không kiểm soát tốc độ chạy. Điều này dễ khiến họ kiệt sức, mất nước, và có nguy cơ sốc nhiệt", bác sĩ Mạnh cảnh báo.

Theo bác sĩ Phan Lê Hiếu, tuy chạy đêm giúp tránh nắng nóng, giảm nguy cơ sốc nhiệt, nhưng cơ thể lúc này lệch nhịp sinh học tự nhiên.

"Ban đêm là thời điểm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh hơn, tim đập chậm hơn và phản ứng cũng chậm hơn. Những người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp hoặc rối loạn giấc ngủ nên thận trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chạy", bác sĩ Hiếu khuyên.

Ông Hiếu cũng nhấn mạnh không nên tổ chức các giải chạy đêm sau 22h. Ban tổ chức cần bố trí đầy đủ các chốt y tế, trang thiết bị cấp cứu như AED (máy sốc tim tự động), máy theo dõi cơ động (monitor) và phải có phương án hỗ trợ vận động viên sau khi kết thúc giải như nơi nghỉ ngơi, nước uống, chăm sóc y tế...

Lại có người tử vong khi chạy marathon, xin đừng chạy theo phong trào nữa - Ảnh 4.Một phụ nữ tử vong khi tham gia giải chạy marathon ở Huế

Một phụ nữ 53 tuổi đã tử vong trong quá trình tham gia một giải chạy marathon ở Huế.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề